Hiện nay, Marketing là một trong những ngành nghề hot trên thế giới. Chính vì thế, nhu cầu học và làm chủ tiếng Anh trở nên rất cao cho các bạn học tập, làm việc ở mảng Marketing. Ngày hôm nay, tailieuielts.com sẽ gửi đến các bạn bài viết Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
1. Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing
- Advertising: Quảng cáo
- Auction-type pricing: Định giá trên cơ sở đấu giá
- Benefit: Lợi ích
- Brand acceptability: Chấp nhận thương hiệu
- Brand awareness: Nhận thức thương hiệu
- Brand equity: Giá trị nhãn hiệu
- Brand loyalty: Sự trung thành với thương hiệu
- Brand mark: Dấu hiệu của thương hiệu
- Brand name: Tên thương hiệu
- Brand preference: Sự ưa thích thương hiệu
- Break-even analysis: Phân tích hoà vốn
- Break-even point: Điểm hoà vốn
- Buyer: Người mua
- By-product pricing: Định giá sản phẩm thứ cấp
- Captive-product pricing: Định giá sản phẩm bắt buộc
- Cash discount: Giảm giá khi trả tiền mặt
- Cash rebate: Phiếu giảm giá
- Channel level: Cấp kênh
- Channel management: Quản trị kênh phân phối
- Channels: Kênh (phân phối)
- Communication channel: Kênh truyền thông
- Consumer: Người tiêu dùng
- Copyright: Bản quyền
- Cost: Chi Phí
- Coverage: Mức độ che phủ(kênh phân phối)
- Cross elasticity: Co giãn (của cầu) chéo (với sản phẩm thay thế hay bổ sung)
- Culture: Văn hóa
- Customer: Khách hàng
- Customer-segment pricing: Định giá theo phân khúc khách hàng
- Decider: Người quyết định (trong hành vi mua)
- Demand elasticity: Co giãn của cầu
- Demographic environment: Yếu tố (môi trường) nhân khẩu
- Direct marketing: Tiếp thị trực tiếp
- Discount: Giảm giá
- Discriminatory pricing: Định giá phân biệt
- Distribution channel: Kênh phân phối
- Door-to-door sales: Bán hàng đến tận nhà
- Dutch auction: Đấu giá kiểu Hà Lan
- Early adopter: Nhóm (khách hàng) thích nghi nhanh
- Economic environment: Môi trường kinh tế
- End-user: Người sử dụng cuối cùng, khách hàng cuối cùng
- English auction: Đấu giá kiểu Anh
- Evaluation of alternatives: Đánh giá phương án thay thế
- Exchange: Trao đổi
- Exclusive distributio: Phân phối độc quyền
- Franchising: Chuyển nhượng đặc quyền thương hiệu
- Functional discount: Giảm giá chức năng
- Gatekeeper: Người gác cửa(trong hành vi mua)
- Geographical pricing: Định giá theo vị trí địa lý
- Going-rate pricing: Định giá theo giá thị trường
- Group pricing: Định giá theo nhóm
- Horizontal conflict: Mâu thuẫn hàng ngang
- Image pricing: Định giá theo hình ảnh
- Income elasticity: Co giãn (của cầu) theo thu nhập
- Influencer: Người ảnh hưởng
- Information search: Tìm kiếm thông tin
- Initiator: Người khởi đầu
- Innovator: Nhóm(khách hàng) đổi mới
- Intensive distribution: Phân phối đại trà
- Internal record system: Hệ thống thông tin nội bộ
- Laggard: Nhóm ( khách hàng) lạc hậu
- Learning curve: Hiệu ứng thực nghiệm, hiệu ứng kinh nghiệm, hiệu ứng học tập
- List price: Giá niêm yết
- Location pricing: Định giá theo vị trí và không gian mua
- Long-run Average Cost – LAC: Chi phí trung bình trong dài hạn
- Loss-leader pricing: Định giá lỗ để kéo khách
- Mail questionnair: Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi gửi thư
- Market coverage: Mức độ che phủ thị trường
- Marketing: Tiếp thị
- Marketing channel: Kênh tiếp thị
- Marketing concept: Quan điểm thiếp thị
- Marketing decision support system: Hệ thống hỗ trợ ra quyết định
- Marketing information system: Hệ thống thông tin tiếp thị
- Marketing intelligence: Tình báo tiếp thị
- Marketing mix: Tiếp thị hỗn hợp
- Marketing research: Nghiên cứu tiếp thị
- Markup pricing: Định giá cộng lời vào chi phí
- Mass-customization marketing: Tiếp thị cá thể hóa theo số đông
- Mass-marketing: Tiếp thị đại trà
- Middle majority: Nhóm (khách hàng) số đông
- Modified rebuy: Mua lại có thay đổi
- MRO-Maintenance Repair Operating: Sản phẩm công nghiệp thuộc nhóm cung ứng
- Multi-channel conflict : Mâu thuẫn đa cấp
- Natural environment: Yếu tố (môi trường) tự nhiên
- Need: Nhu cầu
- Network: Mạng lưới
- New task: Mua mới
- Observation: Quan sát
- OEM – Original Equipment Manufacturer: Nhà sản xuất thiết bị gốc
- Optional- feature pricing: Định giá theo tính năng tuỳ chọn
- Packaging: Đóng gói
- Perceived – value pricing: Định giá theo giá trị nhận thức
- Personal interviewing: Phỏng vấn trực tiếp
- Physical distribution: Phân phối vật chất
- Place: Phân phối
- Political-legal environment: Yếu tố (môi trường) chính trị pháp lý
- Positioning: Định vị
- Post-purchase behavior: Hành vi sau mua
- Price: Giá
- Price discount: Giảm giá
- Price elasticity: Co giãn ( của cầu) theo giá
- Primary data: Thông tin sơ cấp
- Problem recognition: Nhận diện vấn đề
- Product: Sản phẩm
- Product Concept : Quan điểm trọng sản phẩm
- Product-building pricing: Định giá trọn gói
- Product-form pricing: Định giá theo hình thức sản phẩm
- Production concept: Quan điểm trọng sản xuất
- Product-line pricing: Định giá theo họ sản phẩm
- Product-mix pricing: Định giá theo chiến lược sản phẩm
- Product-variety marketing: Tiếp thị đa dạng hóa sản phẩm
- Promotion: Chiêu thị
- Promotion pricing: Đánh giá khuyến mãi
- Public Relation: Quan hệ công chúng
- Pull Strategy: Chiến lược (tiếp thị) kéo
- Purchase decision: Quyết định mua
- Purchaser: Người mua (trong hành vi mua)
- Push Strategy: Chiến lược tiếp thị đẩy
- Quantity discount: Giảm giá cho số lượng mua lớn
- Questionnaire: Bảng câu hỏi
- Relationship marketing: Tiếp thị dựa trên quan hệ
- Research and Development (R & D): Nguyên cứu và phát triển
- Retailer: Nhà bán lẻ
- Sales concept: Quan điểm trọng bán hàng
- Sales information system: Hệ thống thông tin bán hàng
- Sales promotion: Khuyến mãi
- Satisfaction: Sự thỏa mãn
- Sealed-bid auction: Đấu giá kín
- Seasonal discount: Giảm giá theo mùa
- Secondary data: Thông tin thứ cấp
- Segment: Phân khúc
- Segmentation: (Chiến lược) phân thị trường
- Selective attention: Sàng lọc
- Selective distortion: Chỉnh đốn
- Selective distribution: Phân phối sàng lọc
- Selective retention: Khắc họa
- Service channel: Kênh dịch vụ
- Short-run Average Cost –SAC: Chi phí trung bình trong ngắn hạn
- Social – cultural environment: Yếu tố (môi trường) văn hóa xã hội
- Social marketing concept: Quan điểm tiếp thị xã hội
- Special-event pricing: Định giá cho những sự kiện đặc biệt
- Straight rebuy: Mua lại trực tiếp
- Subculture: Văn hóa phụ
- Survey: Điều tra
- Survival objective: Mục tiêu tồn tại
- Target market: Thị trường mục tiêu
- Target marketing: Tiếp thị mục tiêu
- Target-return pricing: Định gía theo lợi nhuận mục tiêu
- Task environment: Môi trường tác nghiệp
- Technological environment: Yếu tố (môi trường) công nghệ
- The order-to-payment cycle: Chu kỳ đặt hàng và trả tiền
- Timing pricing: Định giá theo thời điểm mua
- Trademark: Nhãn hiệu đăng ký
- Transaction: Giao dịch
- Two-part pricing: Định giá hai phần
- User: Người sử dụng
- Value: Giá trị
- Value pricing: Định giá theo giá trị
- Vertical conflict: Mâu thuẫn hàng dọc
- Want: Mong muốn
Xem thêm bài viết sau:
- Từ vựng tiếng Anh chủ đề Tết Nguyên Đán
- Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh
- Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Hóa học
2. Tổng hợp website học tiếng Anh chuyên ngành Marketing
2.1. Direct Marketing New
Direct Marketing New (DMN) là một nguồn tài liệu phong phú giúp cho Marketing và Sale đưa ra quyết định sáng suốt hơn cho các chiến lược tiếp cận khách hàng của mình. Bạn sẽ được tiếp cận với một kho dữ liệu khổng lồ từ các bài viết, sách điện tử, webcast, podcast, các dự án và bài viết của khách hàng.
Nội dung trên DMN rất đa dạng, thể hiện những ý kiến sáng tạo và đôi là đi ngược với xu hướng nhằm giúp bạn giải quyết các vấn đề hóc búa trong Marketing như: Liệu phân tích dữ liệu có “giết” sự sáng tạo của Marketer?
DMN sử dụng những từ ngữ rất đơn giản và dễ hiểu, nhưng bắt kịp “xu hướng” Marketing giúp bạn có thể gia tăng vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing của mình một cách đáng kể.
2.2. Chief Marketer
Chief Marketer mang đến cho các chuyên gia Marketing cho khách hàng B2B và mảng Branding những kiến thức phong phú về chiến lược Marketing và cách đo lường, các chiến thuật và kỹ thuật Marketing hiệu quả. Website cũng cung cấp rất nhiều ý tưởng sáng tạo và thú vị, đồng hành với nguồn dữ liệu và kỹ thuật giúp phân tích và đo lường tỷ lệ chuyển đổi của chiến dịch Marketing.
Các bài viết trên trang web chủ yếu có nội dung về “Cách thức để…”, “Phương pháp giúp…” (How to…) giúp bạn hiểu được sự kiện nào đang xảy ra trong lĩnh vực Marketing và hướng dẫn bạn cách áp dụng các phương thức Marketing hiệu quả.
Giọng văn trên Chief Marketer tương đối dễ hiểu, thiên về hướng đưa ra lời khuyên cho người đọc. Các bạn học tiếng Anh chuyên ngành Marketing có thể tham khảo cách viết trên website để tăng khả năng viết.
2.3. Inc
Inc là thương hiệu duy nhất trên thế giới chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho chủ doanh nghiệp và các cấp quản lý về xây dựng doanh nghiệp cỡ nhỏ. Mục tiêu của Inc là cung cấp các giải pháp thực tế và hữu dụng cho doanh nghiệp, mang đến các ý tưởng kinh doanh độc đáo, thông tin hữu ích và truyền độc lực phát triển cho thương hiệu nhỏ.
Các bài viết trên Inc có hơi hướng truyền động lực, các bạn cũng có thể tham khảo cách sử dụng các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing linh hoạt và phong cách viết nội dung tạo cảm hứng trên trang web này.
2.4. Ad Age
Có thể nói Ad Age là một nguồn tin tức mà những người đang làm trong ngành Marketing, Media cần phải đọc mỗi ngày. Ad Age là một thương hiệu truyền thông hàng đầu, cung cấp các kiến thức và thông tin nhấn mạnh vào sự sáng tạo đi cùng với phân tích dữ liệu một cách khoa học.
Các chủ đề trong Ad Age xoay quanh vấn đề con người và văn hóa, sự đổi mới cùng dự đoán các xu hướng có thể xảy ra trong tương lai. Bạn có thể học được từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing khá hữu ích trên Ad Age, đặc biệt là các từ vựng về công nghệ – kỹ thuật.
2.5. Wall Street Journal
Trang Wall Street Journal cập nhật các thông tin mới nhất các lĩnh vực tại khắp các nơi trên thế giới. Trang web đưa đầy đủ các tin tức từ chính trị, xã hội, các bản tin kinh tế và kinh doanh, phân tích xu hướng phát triển công nghệ và sự thay đổi của thị trường.
Đối với Marketer, trang web đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về những điều đang xảy ra trên thế giới, từ đó có thể đưa ra các chiến lược Marketing ngắn và dài hạn phù hợp với xu hướng quốc tế.
Các bài viết mang phong cách báo, cập nhật thông tin, đưa ra số liệu và dẫn chứng. Các bạn Marketing Content hoàn toàn có thể học được tiếng Anh chuyên ngành Marketing bằng cách phân tích bố cục, cấu trúc câu, các từ vựng sử dụng để mô tả dữ liệu và sự thay đổi của xu hướng.
Xem thêm bài viết sau:
- Từ vựng tiếng Anh chủ đề Hợp đồng
- Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Du lịch khách sạn
- Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cơ khí ô tô
3. Blog cải thiện trình độ tiếng Anh chuyên ngành marketing
3.1. Marketing Eye
Đây là trang Blog của Marketing Eye – một công ty tiếp thị có nhịp độ nhanh, có tham vọng trở thành công ty tiếp thị tốt nhất trên thế giới. Trên trang Blog ngoài các bài viết về Marketing và case study Marketing mà ban có thể tham khảo còn có các podcast và video giúp bạn nâng cao khả năng nghe tiếng Anh chuyên ngành Marketing của mình.
3.2. Problogger
ProBlogger là một website cực kỳ đáng đọc dành cho các bạn làm Marketing, đặc biệt là với những bạn mới bắt đầu hành trình sự nghiệp.
ProBlogger mang đến những thông tin và hướng dẫn rất chi tiết về cách làm thế nào để bắt đầu viết một Blog, cách thức để thu hút người đọc cho các bạn làm Content Writer, hay thậm chí hướng dẫn cách xây dựng một cộng đồng của chính bạn dựa trên Blog.
Giọng văn dễ hiểu, ngôn từ đơn giản và cấu trúc mạch lạc của ProBlogger có thể giúp bạn bổ sung thêm các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing sát với thực tế.
Bạn có thể tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề hóc búa mà bạn gặp phải trong việc viết nội dung Marketing thu hút, cũng như nâng cao khả năng nghe tiếng Anh chuyên ngành Marketing qua các bài Podcast. Đặc biệt là trang Web còn cung cấp các khóa học miễn phí dành cho Marketer bằng tiếng Anh rất đáng để bạn thử và trải nghiệm!
3.3. David Meerman Scott
David Meerman Scott là một nhà đầu tư, doanh nhân, chuyên gia Marketing. Một trong những cuốn sách rất nổi tiếng của ông là “Những quy tắc mới trong Marketing và Truyền thông”.
Blog của ông muốn truyền tải một thông điệp rằng sức mạnh của việc kinh doanh được thực hiện thông qua ba khái niệm rất quan trọng bao gồm: Đam mê, Kết nối và Cường độ. Các bài viết trên Blog đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn cho Marketer xây dựng chiến lược Marketing và triển khai các sự kiện truyền thông hiệu quả.
Trên đây là bài viết Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích các bạn phần nào trong học tập và làm việc.
Bình luận